Cần làm gì để đề phòng viêm gan b, nếu mắc bệnh thì làm gì tránh lây nhiễm cho người khác

Những lưu ý cho bệnh nhân bị mắc viêm gan b. Chế độ ăn trong giai đoạn Viêm gan cấp tính. Nhiều lý do khiến bạn bị viêm gan B không ngờ. Những câu hỏi như hôn nhau có lây bệnh không đều có trong bài này. Hãy cùng tìm hiểuhay thì chia sẻ cho bạn bè mình kiến thức ngay

Có thể bạn quan tâm: Thuốc điều trị viêm gan B 

 Bệnh Viêm gan B là một trong những loại bệnh viêm gan do gây ra bởi siêu vi khuẩn viêm gan B. Người bị nhiễm HBV trong sáu tháng đầu được xem là viêm gan B cấp tính. Trong giai đoạn nầy lá gan bị sưng. Trong một số trường hợp may mắn, bệnh không cần chữa cũng hết vì gan có khả năng chống lại siêu vi.



Tuy nhiên, có đến 13% đến 16% những trường hợp nhiễm siêu vi gan B, lá gan vẫn bị sưng mãi; trường hợp nầy gọi là kinh niên hoặc mãn tính. Sau đó siêu vi HBV tiếp tục sanh sôi nẩy nở và tàn phá gan trong nhiều năm sắp tới.

Cần làm gì để đề phòng viêm gan b

– Cần tiêm phòng vacxin viêm gan b với những người chưa miễn dịch với viêm gan b. Đây là biện pháp hiệu quả nhất, đặc biệt đối với trẻ em, hiệu quả có thể đạt đến 95%. Vì vậy cần tiêm phòng càng sớm càng tốt, tiêm đủ 3 mũi theo thời gian quy định.
– Đối với trường hợp mẹ mắc bệnh viêm gan b thì khi sinh, em bé cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống lại virus viêm gan b, để mang lại hiệu quả tốt nhất thì nên tiêm trong vòng 24h sau sinh.
– Những người mắc bệnh viêm gan b mãn tính cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần để các bác sĩ khám và theo dõi bệnh.
– Đối với những cặp vợ chồng trước kết hôn nên đến bệnh viện để kiểm tra và làm các xét nghiệm HBsAg.

Nhiễm siêu vi viêm gan B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu. Nếu xuất hiện những triệu chứng như vậy bạn nên đến ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết. Phát hiện và điều trị sớm viêm gan b giúp bạn có cơ hội khỏi bệnh cao hơn.

Nên làm thế nào để tránh lây nhiễm cho người khác?

Khi được phát hiện bị nhiễm virus viêm gan B, nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh đặc biệt là những người thân là một mối quan tâm cần thiết. Trước hết những người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái cần được xét nghiệm để xem có bị nhiễm siêu vi viêm gan B chưa và nên có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Có thể tiêm vaccine nếu cần thiết. Nếu bạn chưa bị nhiễm tốt nhất nên được tiêm vaccine để phòng ngừa. Người mang virus cần có biện pháp đề phòng như: không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay…); tránh làm vây máu khi bị vết thương, hãy rửa sạch máu bằng nước và thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Thực hiện tình dục an toàn.



Đối với phụ nữ mang thai có nhiễm virus viêm gan B với HBe dương tính có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khi sinh là 90%, vì vậy cần phải được xét nghiệm HBsAg khi có thai và nếu bà mẹ bị nhiễm cần được đến Bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị phòng ngừa lây nhiễm và chích ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

Tìm hiểu thêm về: Chế độ ăn uống chữa bệnh dành cho viêm gan mạn tính


Bệnh nhân viêm gan B mãn nên tầm soát ung thư gan

Bệnh nhân viêm gan B mãn tính nên xem việc tầm soát ung thư gan như một cách để giữ lấy sức khỏe và sinh mạng. Việc điều trị sớm và kiểm soát tốt khi viêm gan B mạn tính sẽ giúp giảm thiểu tổn thương cho gan, ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành những biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa biến chứng viêm gan B.

Cụ thể, chế độ ăn uống hằng ngày cần cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Không uống rượu bia và hút thuốc là vì đây sẽ là những độc chất khiến tình trạng viêm gan B nặng hơn. Luyện tập đều đặn những bài tập vừa sức cũng có tác dụng tốt để duy trì sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Do lo lắng, người bệnh thường có tâm lý tự tìm hiểu và dùng các loại thuốc với mong muốn cải thiện chức năng gan hoặc các loại thuốc đông y được truyền tai là có tác dụng bổ gan, hạ men gan. Tuy nhiên, cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan, vô tình làm biến chứng của viêm gan B đến sớm hơn. Nhìn chung, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ để lựa chọn sản phẩm có thành phần được chứng minh lâm sàng có tác dụng tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan.

Phòng ngừa nhiễm VGSV B ở trẻ em và người lớn

Bác sĩ thường chỉ định làm 2 xét nghiệm: HBsAg (mầm bệnh VGSV B, nếu dương tính là có nhiễm bệnh), antiHBs (kháng thể bảo vệ, kết quả dương tính # 10 mIU/mL tức là đã được bảo vệ).

Phòng ngừa lây nhiễm VGSV B từ mẹ sang con

Thai phụ nhiễm VGSV B có thể truyền mầm bệnh cho con trong khi chuyển dạ do trẻ tiếp xúc với máu và dịch tiết âm đạo có chứa siêu vi của mẹ. Điều đáng lưu ý là tuổi khi bắt đầu nhiễm VGSV B càng nhỏ thì tỷ lệ diễn biến thành VGSV B mạn tính càng cao.
Trẻ nhiễm VGSV B từ mẹ trong khi chuyển dạ hầu như không có triệu chứng gì, nhưng 90% trẻ này trở thành người nhiễm VGSV B mạn tính (kéo dài gần như suốt đời). Trong khi đó, tỷ lệ trở thành người nhiễm VGSV B mạn tính chỉ khoảng 10 - 20% nếu bắt đầu nhiễm bệnh từ 5 tuổi trở lên.

Tỷ lệ lây nhiễm cho con sẽ cao nếu mẹ có HBeAg (+) hay nồng độ siêu vi HBVDNA trong máu cao. HBeAg (+) là dấu hiệu cho biết siêu vi viêm gan B đang tăng sinh nhiều trong cơ thể mẹ, do đó nồng độ siêu vi trong máu rất cao.
Nếu không có biện pháp phòng ngừa, tỷ lệ lây nhiễm cho con là 90% nếu mẹ có HBeAg (+), ngược lại nếu HBeAg (-) thì tỷ lệ lây nhiễm chỉ khoảng 10%

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm VGSV B từ mẹ sang con bao gồm: Tầm soát nhiễm VGSV B cho các thai phụ, điều trị thuốc kháng siêu vi cho thai phụ có tải lượng siêu vi cao trong 3 tháng cuối thai kỳ, tiêm ngừa vắc-xin VGSV B cho trẻ sơ sinh (kể cả trẻ sinh ra từ mẹ không nhiễm VGSV B) và tiêm HBIG (Hepatitis B Immune Globulin) có chứa nồng độ cao kháng thể bảo vệ antiHBs cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm VGSV B.

Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế thì cần tiêm vắc-xin mũi đầu tiên cho trẻ càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ sau sinh để đạt được hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm VGSV B cao, đặc biệt là các trẻ có mẹ nhiễm VGSV B. Sau đó, cần tiếp tục tiêm các mũi vắc-xin kế tiếp theo lịch để giúp trẻ tạo kháng thể bảo vệ lâu dài: Tháng thứ 1 và tháng thứ 6 sau sinh (theo lịch tiêm thông thường) hoặc tháng thứ 2, tháng thứ 3 và tháng thứ 4 sau sinh (theo lịch tiêm chủng mở rộng).

Các trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm VGSV B, đặc biệt là các trẻ có nguy cơ lây nhiễm cao như mẹ có HBeAg (+) hay nồng độ siêu vi HBVDNA trong máu cao, cần được tiêm thêm kháng thể bảo vệ HBIG cùng lúc với mũi vắc-xin đầu tiên trong vòng 24 giờ sau sinh.

Các thai phụ có nồng độ siêu vi cao (HBVDNA > 1 triệu copies/mL) cần được chỉ định thêm các thuốc kháng siêu vi như Tenofovir hay Lamivudine trong 3 tháng cuối thai kỳ để làm giảm nồng độ siêu vi trong máu, từ đó giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm sang con.

Nếu áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo, trẻ vẫn có thể được bú sữa mẹ bình thường. Khi trẻ được 12 tháng tuổi hoặc hơn, cha mẹ có thể đưa bé khám bác sĩ để kiểm tra xem bé có tạo được kháng thể bảo vệ hay có nhiễm VGSV B mạn tính hay không.

Hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa trên như thế nào?

Nếu trẻ chỉ được tiêm vắc-xin trong vòng 24 giờ sau sinh mà không có phối hợp với tiêm HBIG, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con ở thai phụ nhiễm

VGSV B có HBeAg (-) giảm xuống chỉ còn khoảng 5% và tỷ lệ lây nhiễm cho con ở các thai phụ có HBeAg (+) giảm đáng kể nhưng vẫn còn khá cao, ở mức 25% (cột B của bảng trên).
Tuy nhiên, nếu phối hợp tiêm vắc-xin và HBIG trong vòng 24 giờ sau sinh thì tỷ lệ lây nhiễm cho con sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 5% ở các thai phụ nhiễm VGSV B có HBeAg (+)

CÁC XÉT NGHIỆM VIÊM GAN VIRUS VIÊM GAN B KHÔNG ĐƯỢC BỎ SÓT

HBsAg nói lên điều gì?

Để xác định bạn đã từng nhiễm virus viêm gan B hay chưa, kết quả HBsAg (kháng nguyên bề mặt) sẽ cho bạn câu trả lời:
Nếu kết quả HBsAg âm tính: bạn nên tiêm vaccine phòng ngừa
Nếu kết quả cho HBsAg dương tính: bạn nên làm thêm một số xét nghiệm viêm gan B khác để hiểu rõ hơn tình trạng bệnh. HBsAg sẽ xuất hiện trong máu từ 1-8 tuần sau khi cơ thể tiếp xúc với HBV.
Nếu xét nghiệm thấy HbsAg không mất đi mà tiếp tục hiện diện trên 6 tháng mặc dù không thấy bất kỳ triệu chứng lâm sàng gì thì đó là trường hợp người bệnh đang mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính. Trong số những người mang mầm bệnh viêm gan B mãn tính, một số ít sẽ chuyển thành viêm gan mãn tính, xơ gan hay ung thư gan.

Có thể bạn quan tâm đến các chỉ số xét nghiệm viêm gan như chỉ số ggt bao nhiêu là nguy hiểm hãy click tìm hiểu thêm nhé.

Các xét nghiệm viêm gan khác khi HBsAg dương tính

Trong trường hợp người xét nghiệm HBsAg dương tính bạn cần thực hiện thêm các xét nghiệm định lượng một số hạng mục khác của bệnh viêm gan B, để đánh giá tình trạng hoạt động của virus, nồng độ kháng thể cũng cũng như xem xét khả năng tổn thương của gan bởi vì chỉ số HBsAg không thể đánh giá được quá trình sao chép, lây lan và hoạt động của virus.

HBeAg (kháng nguyên e): Nếu xét nghiệm thấy HBeAg tăng cao chứng tỏ các virus viêm gan B đang sao chép, có tính truyền nhiễm rất lớn. Nếu kháng nguyên bề mặt HBsAg có nguồn gốc từ vỏ HBV còn kháng nguyên e lại có nguồn gốc từ lõi của HBV. Khi phân tách kháng nguyên lõi, một bộ phận protein hòa tan (kháng nguyên e) bị dung hòa vào trong huyết thanh, tồn tại trong máu, khi lấy máu làm xét nghiệm hóa sinh có thể kiểm tra thấy sự có mặt của HBeAg, từ đó đánh giá sự hiện diện của kháng nguyên lõi, sẽ thấy được biểu hiện của virus viêm gan B đang hoạt động và nhân rộng như thế nào, đồng thời hiểu được tính lây nhiễm của nó mạnh mẽ như thế nào trong cơ thể. HBeAg tiếp tục dương tính trên 3 tháng điều đó có nghĩa là bệnh có xu hướng chuyển sang mãn tính.

Anti-HBs (kháng thể bề mặt): Khi virus viêm gan B thâm nhập vào cơ thể, tế bào Lympho B trong hệ miễn dịch người tiết ra kháng thể bề mặt (Anti-HBs). Nó có khả năng kết hợp với kháng nguyên bề mặt (HBsAg) tương ứng của Virus và “cộng tác” với các chức năng miễn dịch khác cùng tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể, tiêu diệt virus, bảo vệ cơ thể chống lại việc tái nhiễm virus viêm gan B, do đó có thể gọi kháng thể bề mặt là kháng thể phòng hộ.

Nhiều người nghĩ rằng sau khi tiêm ngừa vacine viêm gan B thì sẽ không bị nhiễm virus. Tuy nhiên, ngoại trừ kháng thể do cơ thể tự tạo ra khi đã tiếp xúc với virus có sức bảo vệ suốt đời, kháng thể do tiêm ngừa vaccine vẫn có thể giảm sau nhiều năm. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên làm lại các xét nghiệm viêm gan sau từ 5-10 năm.

Anti-HBc (kháng thể lõi của HBV): Kiểm tra Anti-HBc có thể hiểu rõ hơn người đó đã từng bị nhiễm virus viêm gan B hay chưa. Vì vậy đối với người đã từng bị nhiễm hoặc đang bị nhiễm virus viêm gan B khi thực hiện các xét nghiệm đều có thể xuất hiện chỉ số này.

Anti-HBe (kháng thể e): Nếu xét nghiệm kháng thể e (Anti-HBe) dương tính, sự sao chép virus viêm gan B trong tổ chức gan dần dần chậm lại, hạt virus trong tổ chức gan và trong máu cũng giảm, vì vậy tính truyền nhiễm cũng sẽ giảm đi. Nhưng Anti-HBe và Anti HBs không đồng nhất, kháng thể e không phải kháng thể bảo hộ, không nói lên được rằng bệnh nhân có miễn dịch với bệnh hay không. Thông thường kháng thể e dương tính khi khả năng sao chép của virus giảm sút, khi đó các hạt virus có khả năng cũng chỉ còn lại rất ít, nhưng trong tế bào gan vẫn có thể vẫn còn chứa DNA của virus viêm gan B, virus HB vẫn chưa được tiêu diệt hoàn toàn.

HBV-DNA( định lượng virus): Hiện nay, kiểm tra định lượng HBV-DNA là một xét nghiệm viêm gan B tiên tiến nhất. Đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm tra viêm gan B. Virus viêm gan B có phần lõi của nó là DNA tức là acid nucleic chứa đựng các thông tin di truyền của virus. Nếu HBV-DNA dương tính với số lượng quá 105/ml thì phải tiếp tục xem men gan có cao không? Nếu cao vượt ngưỡng 2 lần bình thường (ALT bình thường là 19 IU/L ở nữ và 33 IU ở nam) thì được coi là viêm gan mạn tính và phải điều trị.Phát hiện HBV-DNA lâm sàng là áp dụng để chuẩn đoán tình hình hoạt động và số lượng virus viêm gan B để bác sĩ cân nhắc điều trị và cũng là chỉ số theo dõi đáp ứng điều trị tốt hơn là HbeAg.

Các xét nghiệm viêm gan B sẽ cho bạn biết có hoặc không sự tồn tại và sinh sôi của virus viêm gan B bên trong cơ thể bạn. 5-10% Những người bị viêm gan B cấp diễn tiến sang viêm gan mạn, đến gần hơn với xơ gan và ung thư gan. Do đó, phòng bệnh bằng cách tiêm ngừa virus và kiểm tra các xét nghiệm viêm gan định kỳ cách để bạn bảo vệ sức khỏe.

Giới thiệu đến bạn sản phẩm bảo vệ gan hiệu quả:  Thực phẩm chức năng bảo vệ gan Hewel

0 nhận xét :

Đăng nhận xét